Tuesday 28 October 2014

Frederic Beigbeder- Di sản cuối cùng của văn chương quý tộc.




Bấy nay, thiên hạ vẫn mường tượng văn chương là một cái nghiệp xuất chúng, và nhà văn là những con người ở ngưỡng phi thường. Người ta vẫn hình dung nhà văn với những mái đầu bù rối, cặp mắt ráo hoảnh vì những đêm dài dâng hiến cho thi văn, là dung nhan luộm thuộm vì để tâm sức quá nhiều vào viết lách.. Những hình dung định tính như thế khi vận vào Frédéric Beigbeder lại trở thành vô nghĩa hơn bao giờ hết.

 Bookanista của văn chương Pháp.

Làng thời trang thường sử dụng thuật ngữ fashionista để chỉ những người bình thường có gu ăn mặc chất, lạ, không chung đụng với bất kỳ một tư duy thời trang nào khác. Với những khái niệm đặc thù đó, có thể xem Beigbeder là một bookanista phóng đãng, sành điệu và thời thượng, một người mẫu mà sàn catwalk là địa hạt văn chương, môt nhà quý tộc mà điền địa, nông trang, tài sản chính là chữ nghĩa.

Tính thời thượng trong lối viết này phần nào đến từ gốc gác quý tộc của ông. Trên văn đàn đương đại, có lẽ Beigbeder là một trong những nhà văn sành điệu bậc nhất. Ông bẻ cong những khái niệm thông thường về nhà văn. Tướng mạo cao ráo phong lưu, mái tóc suông dài bồng bềnh rất trữ tình lãng tử, phục trang đơn giản mà đẳng cấp, lối giao tiếp tự tin không nể nang, tham dự những bữa tiệc thuộc hàng xa xỉ.. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, chưa phải là mẫu số chung để có thể rút ra được một cái nhìn tổng quát nhất về ông- một trong những tay “lõi” cự phách của văn chương Pháp.

Không ít lần độc giả cảm thấy ngộp thở trước lối hành văn bỡn đùa điệu nghệ đến độ trần trụi của tay chơi trí thức này. Ông đặc tả những cuộc chơi xa hoa trên du thuyền, những bữa tiệc toàn những gương mặt cộm cáng của giới nghệ thuật, những thú vui hoang đàng đầy tính nghệ sỹ.. với thái độ dửng dưng lãnh cảm, hồ như đời sống xa xỉ đó đã không còn gì mới mẻ với ông. Gạt bỏ những lề thói thường có ở một nhà văn, ông hoạt ngôn và có đời sống xã hội quản giao, không nép mình nương náu ở một xó xỉnh nào để tịnh tâm mà viết. Đọc văn ông, có cảm giác như ông có thể phóng bút ngay tại bàn tiệc, ngay trên giường, trong khi làm tình, thậm chí ngay cả khi giao thiệp tán tỉnh một cô nàng nào đó ông cũng có thể vừa đong đưa vừa sáng tác. 

Nhưng thời thượng về hình thức không có nghĩa nông cạn ở nội dung. Đời sống cá nhân và bề mặt chữ nghĩa chưa phải là điều kiện đủ để đánh giá một sự nghiệp văn chương. Trong Môt Tiểu Thuyết Pháp, ông bộc lộ cái nhìn lắng đọng, đau đáu về quá khứ. Ông tin rằng mình thuộc thế hệ lãng quên (amnesiac generation)- những đứa trẻ sinh ra hậu chiến tranh, thụ hưởng và trưởng thành trong ấm êm và không hề có một manh mối nào về quá khứ. Người ta sống không thể không có quá khứ. Với tiểu thuyết này, ông lội ngược dòng tìm về bản ngã của những người thân và của chính mình. 20 năm đầu đời ngồi trước màn hình tivi, quá khứ chiến tranh chỉ là những khái niệm xa vời được thuật lại từ ánh sáng điện tử ấy. Thế Chiến Thứ Hai đã qua từ lâu, nhưng kẻ hậu sinh là ông vẫn khao khát tìm tòi và thấu hiểu cuộc sống của cha mẹ mình trong thời khắc ấy.
Rõ ràng, ông không hề nông cạn với lối hành văn trơn tuột ,dề dà thường thấy. Ẩn trong cái hào nhoáng, thời thượng còn là một nỗi nhức nhối hướng thiện, cái thiện của một người có trách nhiệm với một thời quá vãng.

Frederic Beigbeder- thỏi kẹo mang hình viên đạn.

Nhắc đến Beigbeder lại không thể không nhắc đến phụ nữ. Văn ông tràn ngập đường cong đàn bà. Giống cái hiển hiện trên trang viết của ông rất mực hiện sinh, đôi khi trần truồng tan hoác đến độ khó chịu. Những cô gái đôi mươi người Nga dưới con mắt của Beigbeder xinh đẹp, quyến rũ nhưng thực dụng, sẵn sàng lên giường với bất cứ người đàn ông nào hòng tìm hướng tiến thân. Không ngoa khi nói rằng Beigbeder là cái gai trong mắt chị em nữ quyền, khi phụ nữ dưới nhãn quan của gã có phần dễ dãi và thiếu độc lập. Nhưng gượm đã, nhìn trên diện rộng, gã báng bổ mọi thứ, từ chế độ chính trị nước nhà đến đời sống nghệ sỹ nhiều khuất tất, ngay đến cả tôn giáo ngòi bút của ông cũng không hề nể nang thì việc ông diễn tả những vùng đất nhiều gái đẹp là cái “kho vựa phụ nữ” dễ bề lựa chọn cũng không lấy gì làm lạ.

Thứ tôn giáo duy nhất ông thờ phụng lại chính là phụ nữ. Ông có thể phóng bút cay nghiệt dày vò cánh nữ, ông có thể miêu tả trần trụi những tính cách nông cạn hời hợt đầy tính nữ, nhưng bên trên tất cả, ông tôn thờ họ. Tính nghiệt ngã trong giọng văn ông có lẽ đến từ sự đa năng trong nghề nghiệp. Không những là nhà văn, ông còn là nhà báo, người dẫn chương trình thời luận cho nhiều báo đài, nhà phê bình văn học, DJ, người mẫu.. Dấn thân vào nhiều lĩnh vực, đứng ở nhiều vị trí nên ông có cái nhìn đa chiều và khách quan về phụ nữ. Ông thượng tôn phụ nữ không bằng cách tô hồng nịnh nọt họ. 

Sự giảo hoạt khi miêu tả phụ nữ không có nghĩa ông không tôn trọng họ và làm suy suyển hồn tính của văn chương. Những trang viết của ông vẫn đậm đặc cái  trữ tình lãng mạn của một tâm hồn Pháp, đôi khi hé lộ trạng thái yếu mềm của một trái tim cô đơn giữa trời đông giá, thèm muốn một cơ thể phụ nữ để ôm ấp và sưởi ấm tấm thân đã ít nhiều mỏi mệt. Cái thói ưa châm chọc và bỉ bôi của ông là bức bình phong che chắn cho cái mong manh, dễ đổ vỡ bên trong. Cái thái độ ngạo nghễ, kiêu bạc là mặt nạ dấu đi những hờn mác, hoang mang mà đời sống đem gieo rắc trên gương mặt gã. Sự hài hước không cất dấu nổi tinh thần buồn thảm. Tâm lý này được thể hiện khá rõ qua tiểu thuyết Kẻ Ích Kỷ Lãng Mạn ra mắt năm 2013. Tay chơi này đã nếm đủ những cám cảnh của đời sống vật chất: tiệc tùng, rượu chè, chất kích thích.. Ở tuổi 48, ông từng chia sẻ mình giống như đứa con lạc loài vừa được phóng thích khỏi xiềng xích của ma túy. 

Phóng khoáng, hài hước, phớt đời, ngạo mạn, “tự ăn mình” là những tính từ tổng hợp cho văn chương Beigbeder. Mặc dù nấp sau cái danh tiểu thuyết hư cấu, người ta vẫn thấy thấp thoáng cái tôi của chính tác giả trong đó. Ngay cả bản thân ông cũng từng thú nhận, ông chọn văn chương để nói lên sự thật, và chỉ có sự thật mà thôi, sự thật về đời sống, sự thật của những cá thể xung quanh, và sự thật của chính ông. Không “tin ở hoa hồng”, ông lật trái bề mặt của đời sống để thấu thị vào đó một cách chân thực nhất. Những bề trái ấy khiến người ta hoang mang, trăn trở, băn khoăn và thiếu tin tưởng nhưng cũng khiến người ta tỉnh táo hơn. Văn ông như viên đạn bắn thẳng vào ao nước đọng, khuấy lên những tầng rêu xanh bùn lầy nhất của đời sống con người, nhưng ẩn chứa trong viên đạn đó là thái độ ngọt ngào của một tay chơi nhiều tự sự, cả nghĩ và hay ngờ hoặc. Tính nghi hoặc ấy phôi thai từ sự bấp bênh của đời sống thượng lưu với những giá trị không bền vững. Phụ nữ ngày một thực dụng, bạn bè thì nhiều nhưng bạn hữu thì không có, những mối quan hệ quản giao lạt lẽo nhanh đến nhưng cũng chóng đi. Không có cớ gì để Beigbeder không dấy lên sự nghi ngờ về mọi giá trị trong cuộc sống này. 

Chung cuộc, Frédéric Beigbeder là một nhà văn tài năng đáng trọng. Trên hết, với vị thế của một social skeptic (người nhiều hoài nghi với các vấn đề xã hội), ông đóng góp vào đời sống văn chương nói riêng và đời sống xã hội nói chung cái nhìn vạn hoa đa chiều với rất nhiều trăn trở.

Saturday 23 April 2011



Ở nơi này không có nắng
Nên sắc trời chẳng thể xanh
Ở nơi này không có anh
Em chẳng có tên để gọi.

Chẳng ai hiểu cóc khô gì.




Tuổi hai mươi yêu dấu.

Nguyễn Huy Thiệp. 




Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa
Gọi tên là một hai ba
Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm...
Bùi Giáng (1)

- Xin lỗi, anh không có tâm trạng tốt lắm.
- Thì anh có bao giờ có tâm trạng tốt đâu!
Trao đổi bạn bè

Tôi là Khuê. Năm nay tôi 20 tuổi. Tôi muốn nói với các người rằng chẳng ai hiểu cóc khô gì.
Ví dụ như gia đình tôi. Tôi có bố mẹ và một thằng anh trai ngu hết chỗ nói. Bố mẹ tôi không ngu, họ chỉ là những ông bố bà mẹ bình thường thậm chí thành đạt trong xã hội. Hãy nghe mẹ tôi nói với bố tôi: "Anh ăn đi, anh phải ăn khỏe vào mới được. Anh ăn quả trứng vịt lộn này nhé! Uống cả sữa nữa". Bố tôi nằm trên đivăng, lim dim mắt. Tôi rất ghét cung cách ấy của ông. Nếu mẹ tôi đi vắng, có khách đến (nhất là khách nữ) ông ta trở nên nhanh nhẹn như một con báo. Có lẽ bố tôi là một người rất thạo đàn bà. Tôi đã thấy có nhiều cô thút thít khóc khi nói chuyện với ông. Lúc ấy ông lại vỗ về họ với vẻ từng trải: "Không sao... Không sao! Đời ấy mà... cuộc sống là thế...". Sau đó ông lấy ví ra cho họ tiền, và vị khách trứ danh kia nín bặt. Giời ạ, thế mà với tôi ông rất bủn xỉn. Tôi không có một đôi giầy nào tử tế, còn áo với quần thì toàn là thứ lẩm cẩm! Từ bản năng, tôi ngấm ngầm căm ghét gia đình tôi thậm tệ. Sự từng trải hiểu biết của bố tôi... sự chu đáo tận tụy của mẹ tôi... sự lên mặt đạo đức khôn ngoan của thằng anh tôi.... Tất cả những điều như thế khiến tôi lộn mửa. Tôi là cái gì ở cái nhà này? Tôi mãi mãi không bao giờ được như họ. Tôi là con gián, là con kiến, là con số không. Chẳng ai hiểu cóc khô gì về tôi.

Chẳng ai hiều cóc khô gì! Ví dụ như ở trường học. Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hang mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thày cô giáo thật ra là thày cô giáo.! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức, nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi, hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền giáo dục đó đều là những tên lưu manh một trăm phần trăm, tôi xin thề như vậy!

Ký ức đẹp đẽ nhất của tôi về nhà trường (và của tất cả những ai lương thiện thực sự) – tôi xin thề như vậy, chỉ là ở việc dạy đọc, dạy viết, dạy công trừ nhân chia… thấp thoáng với mấy bóng hình thày cô thảm hại. Tôi đọc ở đâu đấy một bài thơ viết về họ, câu chữ trong bài thơ thì không ra gì, nhưng tình cảm của người viết khiến tôi xúc động:

Người ta cám ơn anh, người thày giáo nông thôn

Anh là người khai hóa vĩ đại của nhân dân tôi

Đây mới là kiến thức tinh khiết

Cho dù nó vừa thô sơ, vừa sai lầm vừa ấu trĩ nữa

Nó là a, b, c

Ơi anh giáo làng!

Anh phải làm việc với lũ ranh con thò lò mũi

Chúng không biết thế nào là tay phải tay trái

Anh sẽ dạy chúng, phải không, sẽ dạy chúng:

Tay phải thì giương cao, còn tay trái thì đặt lên trái tim

Anh sẽ dạy chúng, phải không, sẽ dạy chúng:

Mẹ thì không bao giờ được quên

Phía trước là chân lý

Rất có thể có nạn hồng thuỷ

Mà ngoài trái đất là thiên hà

Chữ đầu tiên là chữ a…(2)

Tôi căm ghét “nền giáo dục cao cấp”, mặc dù tôi đang là sinh viên năm thứ hai đại học. Trừ một số đứa ở thành thị (trong đó có tôi) còn hầu hết ở nông thôn ra. Chúng đều như những cô chiêu, cậu ấm. Bọn này ăn diện, cố học đòi cung cách thành phố bằng những đồng tiền còm cõi mà bố mẹ chúng tần tiện gửi ra. Tôi thấy chúng lố bịch không tưởng được. Tất cả sự chăm chỉ đèn sách của chúng đều giả tạo, không đứa nào dám nhận rằng những thứ kiến thức được học đều đáng vứt đi, không vứt đi trước thì rồi sai này cũng vứt. Tóm lại chẳng ra cứt chó gì!

Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Ví dụ như khi ta mở tivi. Người ta đương truyền hình trực tiếp phiên họp Quốc hội. Các nghị sĩ ngủ gật. Người ta cãi nhau về mấy chữ trong điều luật. Lúng túng kinh khủng. Tôi thấy rõ người ta lúng túng trong việc điều hành đất nước. Nhân dân đang lầm lẫn thảm hại, họ đặt niềm tin vào một lũ người thối tha, dốt đặc. Đáng lẽ ra phải kín nhẹm đi (cái lũ phường tuồng ấy) thì họ lại chường mặt ra ở trên tivi chơi trò “dân chủ”. Nhân dân không cần dân chủ, họ cũng chẳng ưa gì độc tài, ai cai trị cũng thế thôi nhưng điều cơ bản là họ được sống yên ổn, no ấm.

Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Tôi muốn gào toáng lên như vậy. Thời của chúng tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy!

23042011.



Tôi vất vả quá,vất vả giữ gìn tình yêu,vất vả chờ đợi như con ba ngơ,vất vả khóc lóc mỗi đêm vì tức,vì bực và vì tủi,vất vả cả với việc kiềm chế không tự đào hang chui vào.Tôi vất vả biết bao,vất vả yêu đương,vất vả nhớ thương,vất vả sầu cảm.Tôi vất vả với cái non nớt chưa trưởng thành của mình,vất vả đi dọn dẹp mớ tuyệt vọng vỡ vụn này,vất vả với những câm lặng kia,vất vả cả với sự chối từ nọ.Tôi biết làm gì đây,tôi còn biết làm gì.Tôi vất vả quá.

I wish i could lay down beside you when day is done



So this is how the story went
I met someone by accident
That blew me away
That blew me away

It was in the darkest of my days
When you took my sorrow and you took my pain
And buried them away, you buried them away

And I wish I could lay down beside you
When the day is done
And wake up to your face under the morning sun
But like everything I've ever known
I'm sure you'll go one day
So I'll spend my whole life hiding my heart away
And I can't spend my whole life hiding my heart away

I dropped you off at the train station
And put a kiss on top of your head
I watched you wave
I watched you wave
Then I went on home to my skyscrapers
Neon lights and waiting papers
That I call home
I call it home

And I wish I could lay down beside you

When the day is done
And wake up to your face against the morning sun
But like everything I've ever known
I'm sure you'll go one day
So I'll spend my whole life hiding my heart away
And I can't spend my whole life hiding my heart away

I woke up feeling heavy hearted
I'm going back to where I started
The morning rain
The morning rain
And you know I wish that you were here
But that same old road that brought me here
Is calling me home
Is calling me home

And I wish I could lay down beside you
When the day is done
And wake up to your face against the morning sun
But like everything I've ever known
You'll disappear someday
So I'll spend my whole life hiding my heart away
And I can't spend my whole life hiding my heart away

Wednesday 20 April 2011

like a tree.


and the trees are naked and lonely
i keep trying to tell them
new leaves will come around in the spring
but you can’t tell trees those things
they’re like me they just stand there
and don’t listen.

Saturday 16 April 2011



Thế là tôi cũng đã đi tới cái kết của một chuyện tình khác.Bẽ bàng có mà giận dữ cũng có.
Duy chỉ có điều là tôi không hề tiếc nuối,
một chút nào.

Dưới mặt trời ngồi hát hôn mê ...

Tuesday 12 April 2011



May i say this is sort of gem in stone,or just literally flowers in shit?

Monday 11 April 2011



" ..Tôi mơ hồ thấy một nỗi thương cảm xót xa.Tại sao lại phải dày vò mình,phải dày vò nhau như thế?Hồi ấy tôi còn trẻ tuổi,tôi chưa nếm trải vị ngọt cũng như vị đắng tình yêu.ôi tình yêu!Sau này tôi mới biết đấy là thế nào!Bạn trẻ,bạn hãy yêu đi!Nó làm cho bạn hoá rồ hoá dại,nó làm cho bạn tốt lên hoặc xấu đi thì tôi cũng chẳng biết nữa nhưng tôi biết chắc chắn đó là một điều tuyệt vời nhất trên đời,đó là thứ giá trị nhất trong mọi thứ giá trị mà Thượng đế ban cho con người.Bạn trẻ!Bạn đừng tin những kẻ nói với bạn rằng tình yêu là sai lầm..Đấy là những kẻ ghen tị với tình yêu,những kẻ không có cơ hội  để có tình yêu,vu khống,xúc xiểm tình yêu.."

Chuyện tình kể trong đêm mưa-Nguyễn Huy Thiệp.


And the soul of the rose went into my blood.

John William Waterhouse (baptised 6 April 1849; died 10 February 1917) was an English painter known for working in the Pre-Raphaelite style. He worked several decades after the breakup of the Pre-Raphaelite Brotherhood, which had seen its heydey in the mid-nineteenth century, leading him to have gained the moniker of "the modern Pre-Raphaelite". Borrowing stylistic influences not only from the earlier Pre-Raphaelites but also from his contemporaries, the Impressionists, his artworks were known for their depictions of women from both ancient Greek mythology and Arthurian legend.

Born in Italy to English parents who were both painters, he later moved to London, where he enrolled in the Royal Academy of Art. He soon began exhibiting at their annual summer exhibitions, focusing on the creation of large canvas works depicting scenes from the daily life and mythology of ancient Greece. Later on in his career he came to embrace the Pre-Raphaelite style of painting despite the fact that it had gone out of fashion in the British art scene several decades before.

Although not as well known as earlier Pre-Raphaelite artists such as Dante Rossetti, John Millais and William Holman Hunt, Waterhouse's work is currently displayed at several major British art galleries, and the Royal Academy of Art organised a major retrospective of his work in 2009.






































Saturday 9 April 2011

Amy The Great.



Evanescence is one of the few bands that own sick women vocals.
Amy Lee i worship.

Jeff Bridges.

Jeff Bridges.

I hunger for your sleek laugh, your hands the color of a savage harvest,hunger for the pale stones of your fingernails, I want to eat your skin like a whole almond.

It's a hard warm place of mystery, touch it, but can't hold it

i cat you.

Locking rhythms to the beat of her heart, changing woman into life.She has danced into the danger zone, when a dancer becomes a dance.